Các diễn viên Việt Hương, Trương Minh Quốc Thái và Đoàn Trinh nói chưa đạo diễn nào mời đọc kịch bản lạ lùng như Lê Hoàng. Ông mời từng người đến một khách sạn, yêu cầu họ đọc kịch bản tại chỗ.
Suốt hàng giờ đó, Lê Hoàng - người chấp bút kịch bản - im lặng quan sát biểu cảm, nét mặt từng diễn viên khi đọc kịch bản để xác định người đó hợp vai hay không.
Việt Hương nhận lời ngay vì thấy kịch bản mới mẻ, vai diễn chưa từng thể hiện trong sự nghiệp. Trong chị, Lê Hoàng là 'quái kiệt', đã khẳng định tài biên kịch qua các tác phẩm sân khấu Thiên thần gõ cửa, Alo! Lộ hàng...
Ngoài ra, việc đóng vai vợ Trương Minh Quốc Thái khiến danh hài thích thú. "Nếu có một ông chồng đẹp trai, trẻ trung, có tiền lại thú vị như anh Thái, chắc chắn tôi cũng giữ kỹ không buông", chị nói vui.
Trong phim, Trương Minh Quốc Thái và Đoàn Trinh có nhiều cảnh nóng. Theo Lê Hoàng, phép cộng thú vị khi Quốc Thái nhiều kinh nghiệm diễn cảnh 18+ còn diễn viên trẻ hoàn toàn nghiệp dư.
Khi vào quay, Trương Minh Quốc Thái chỉ dạy Đoàn Trinh nhiều điều từ diễn xuất đến chuẩn bị tâm lý. Kết quả, Lê Hoàng hoàn toàn hài lòng sự tự nhiên, không khiên cưỡng của cô gái sinh năm 1995.
Việt Hương chia sẻ thêm với VietNamNet, Trà là phim hiếm hoi có quá trình ghi hình sung sướng, không vất vả nhờ sự hỗ trợ toàn diện của một nữ đại gia là bạn thân đạo diễn Lê Hoàng.
Người này cho đoàn phim hơn 100 người sử dụng biệt phủ ven sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức) của mình trong nhiều ngày làm bối cảnh chính. "Tôi từng tự hào nhà mình nhưng diện tích chỉ bằng 1/3 nhà chị ấy", Việt Hương kể.
Theo Việt Hương, toàn bộ vật dụng trong nhà đều đến từ các thương hiệu xa xỉ như Versace, Hermes... "Bộ sofa 3 tỷ đồng, chiếc thảm vàng đính kim cương 1 tỷ đồng, mỗi chiếc nĩa 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng)... Các diễn viên quay rất áp lực, sợ làm xước xát, hư hao đồ đạc của gia chủ", chị nói.
Toàn bộ hàng hiệu trong cảnh Chích (Đoàn Trinh đóng) bóc hộp rồi ném đi một cách bất cần chỉ là một phần nhỏ trong bộ sưu tập của đại gia này.
Mỗi ngày có 8 người làm vườn đến chăm sóc ngoại cảnh. Đoàn phim cũng được đội ngũ người giúp việc hỗ trợ tận tình. Nữ đại gia đặc biệt yêu mến Việt Hương nên cử thêm 2 người theo sát phục vụ.
Danh hài kể có lần thèm cà phê, bà liền cho người lái thuyền qua sông Sài Gòn mua cho chị. Nếu rảnh, đại gia này tự tay vào bếp nấu nướng cho đoàn phim. Việt Hương cho hay: "Tình cảm và sự hỗ trợ của chị ấy giúp chúng tôi có bộ phim 'nhàn' nhất trong sự nghiệp".
Mặc dù so với cùng kỳ quý I/2020, cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam có giảm 20%, song nếu tính từ đầu năm 2021 đến nay, số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng nhẹ.
Cụ thể, trong tháng 3/2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 491 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 8,15% so với tháng 2/2021. Trong đó, số sự cố tấn công Malware là 180, còn tấn công Phishing và Deface lần lượt là 164 và 147.
Tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam được ghi nhận là 326 sự cố trong tháng 1/2021, tăng 3,49% so với tháng trước đó. Con số này trong tháng 2/2021 là 454 sự cố, tăng 39,26% so với tháng đầu tiên của năm nay.
Thống kê của Cục An toàn thông tin còn cho thấy, sau 8 tháng liên tục giảm, trong tháng 3/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) đã tăng nhẹ, lên con số 1.021.545 địa chỉ, tăng 11,34% so với tháng 2/2021.
Tuy nhiên, tính chung trong quý I/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet vẫn giảm 37,44% so với quý I/2020 và giảm 14,39% so với quý IV/2020.
Theo phân tích của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, nguyên nhân số cuộc tấn công mạng và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong botnet tăng nhẹ trong tháng 3/2021 là do các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng vẫn đang tăng cường lợi dụng nhu cầu sử dụng mạng Internet của người dùng ngày một gia tăng cũng như sự quan tâm của người dân tới thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19. Vì thế, số cuộc tấn công Phishing và Malware vào các hệ thống đã được các nhóm tin tặc gia tăng để lừa đảo, phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép.
Năng lực đảm bảo an toàn thông tin của cơ quan nhà nước đã được nâng cao
Trước đó, chia sẻ với ICTnews, Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cũng đã cho biết, trong năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng đáng kể các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng. Dù vậy, trên thực tế do xác định được sớm vấn đề nên chúng ta cũng đã có những bước chuẩn bị và thực thi hiệu quả hơn trong 2020 để giảm thiểu tối đa những nguy cơ trước khi gây ra thiệt hại.
Với riêng khối cơ quan nhà nước, theo đánh giá của NCSC, mặc dù trong một năm vất vả nhiều mặt, nhiều việc cần phải giải quyết, tuy nhiên năm 2020 lại là một năm công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam có nhiều điểm sáng.
Một điểm sáng nổi bật là các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng đã có bước tiến mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tại các bộ, ngành, địa phương. Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, 100% các bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành triển khai cơ bản trung tâm Giám sát và điều hành an toàn an ninh mạng (SOC) và kết nối với hệ thống của Trung tâm NCSC.
Về góc độ các doanh nghiệp, làn sóng “Make in Việt Nam” cũng trở thành kim chỉ nam để các doanh nghiệp an toàn thông tin tiến tới làm chủ công nghệ lõi, mang sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tiên tiến ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, năm 2020 cũng ghi nhận nhiều đơn vị phát triển các giải pháp an toàn thông tin dựa trên nền tảng AI, Big Data, Machine learning với khả năng tự phòng vệ, tự phản ứng.
![]() |
Theo các chuyên gia, xu hướng làm việc online cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, nhất là Ransomeware, Phishing. |
Dự báo về xu hướng tấn công mạng nổi bật năm nay, vị đại diện NCSC cũng đã chia sẻ, với diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.
Thậm chí, ngay cả khi giai đoạn hoạt động của dịch Covid-19 được kiểm soát vào năm 2021, những mối đe dọa an ninh liên quan đến Covid-19 vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian dài sau đó. Các đối tượng xấu sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vaccine, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp, tổ chức đang đẩy mạnh chuyển đổi số ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục cho tới du lịch, thương mại… cũng đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho vấn đề đảm bảo an toàn bảo mật.
Để đảm bảo an toàn thông tin mạng, thời gian tới Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Vân Anh
Trong gần 1 triệu vụ tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu được Trung tâm An toàn thông tin mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ ghi nhận, cảnh báo và xử lý hằng năm, tấn công bằng phương thức khai thác lỗ hổng chiếm hơn 87%.
" alt=""/>Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam trong quý I/2021 giảm 20%Cần một mô hình giáo dục ngắn hạn cho các công nghệ mới
Một câu hỏi được đặt ra cho các giảng viên, chuyên gia là làm thế nào để đào tạo nhanh nguồn nhân lực về các công nghệ mới trong thời điểm công nghệ thay đổi chóng vánh như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực AI, Blockchain hay bán dẫn, hướng đến mục tiêu đào tạo từ 50.000 đến 100.000 nhân lực trong thời gian tới.
Theo TS Nguyễn Thanh Bình, quản lý chương trình cao cấp, Đại học RMIT, một trong những điểm yếu của đào tạo nhân lực công nghệ hiện nay tại Việt Nam chính là thiếu nền tảng. Nói về giáo dục, cần nghiên cứu sâu về chiều sâu công nghệ và áp dụng công nghệ trong cả tài chính lẫn kinh doanh. Điều này rất quan trọng và ở đây, nền tảng chính là nghiên cứu.
Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, vấn đề của các trường đại học là nghiên cứu đề tài gì khi công nghệ đang phát triển quá nhanh. Hướng giải quyết là phải làm cùng lúc với các doanh nghiệp. Nhìn vào bài toán hiện tại của các doanh nghiệp và nền kinh tế để nghiên cứu và tìm ra lời giải cho bài toán đó. Cần tạo ra nền tảng và dựa trên nền tảng để có phương pháp giáo dục mới.
Đại diện đến từ Đại học RMIT cho rằng, phải nghĩ đến câu chuyện tiến hóa mô hình giáo dục, sinh viên không cần phải mất 3-4 năm mới học xong một ngành. Cụ thể, cần những mô hình giáo dục có thời gian ngắn hơn, chẳng hạn để đào tạo 100.000 nhân lực công nghệ mới như AI, Blockchain trong 6 tháng, cần chọn lựa những người đang đi làm để họ cập nhật các kiến thức mới và chuyên sâu vào một mảng nhất định.
“Chúng ta không có cách nào để đào tạo 100.000 sinh viên với kiến thức công nghệ mới nhất trong 3-4 năm tới. Ở đây, lời giải là đưa ra các sản phẩm, mô hình mới về giáo dục dành cho những người đang đi làm và đào tạo họ trong thời gian 6 tháng”, ông Nguyễn Thanh Bình nói.
Ông Vũ Anh Tuấn đến từ Hội Tin học TP.HCM (HCA) cũng đồng tình với quan điểm này. Theo ông, chúng ta liên tục phải đuổi theo công nghệ và trong đào tạo nhân lực cũng vậy. Chẳng hạn, lúc Intel xây nhà máy bán dẫn ở Việt Nam, họ phải dành 1 năm tuyển dụng nhân lực và đưa ra nước ngoài đào tạo chuyên sâu để nhân lực đáp ứng được công việc tại nhà máy. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này. Cho nên, giải pháp ở đây là tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn bằng cách lựa chọn những kỹ sư đã có kinh nghiệm 5-10 năm để đào tạo ở lĩnh vực mới trong khoảng thời gian một năm.
Theo TS Lê Khánh Duy, Trưởng nhóm nghiên cứu tương tác người-máy, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), một khó khăn trong việc đào tạo các công nghệ mới tại Việt Nam là các trường đào tạo thiếu máy móc để dạy các model, mô hình… Giải pháp của các trường hiện nay là nhờ cậy sự giúp đỡ của các giáo sư quốc tế, tiến hành hợp tác liên ngành, liên trường, dùng chung cơ sở hạ tầng... để sinh viên vừa được thực hành công nghệ mới nhất, vừa tiếp cận được kiến thức ở cấp độ thế giới.
Ông Lê Khánh Duy chia sẻ, trong ngắn hạn, có thể thấy sinh viên tiếp thu công nghệ mới rất nhanh. Tuy nhiên, việc các sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp có lựa chọn con đường du học và có quay trở lại hay không là một vấn đề cần đặt ra.
Đại diện đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên hy vọng cơ chế sẽ thay đổi ở cả lĩnh vực công tư để giữ người tài ở lại nghiên cứu, cống hiến, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, xã hội chứ không đi ra nước ngoài. Trong tương lai, có thể kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo đội ngũ chuyên gia tại Việt Nam.
Tập trung cho giáo dục cộng đồng
Một khía cạnh khác về đào tạo nhân lực công nghệ mới được bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance Việt Nam đưa ra chính là tập trung nhiều cho giáo dục cộng đồng.
Cụ thể, Binance tin rằng việc phổ cập công nghệ mới như Blockchain cho tất cả sinh viên, đa ngành nghề đặc biệt quan trọng. Đó là lý do Binance Academy được thiết kế để phục vụ cộng đồng, số đông những người muốn tìm hiểu từ cơ bản đến nâng cao. Để làm được điều này, đầu tiên cơ sở đào tạo phải khiến mọi người thấy thích thú, nhìn thấy những giá trị thực, sau đó ai có nhu cầu, đam mê có thể tiếp tục đào sâu.
Theo bà Lynn Hoàng, việc này đòi hỏi nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ kho dữ liệu mở cho cộng đồng đến các khóa học có kiểm tra và cấp chứng nhận hay các chương trình kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trên khắp cả nước.
Tại Việt Nam, Binance đã phối hợp với hơn 20 trường đại học trên khắp 7 tỉnh thành phố, đưa kiến thức về công nghệ mới đến hơn 5.000 sinh viên. Tất cả nội dung, giáo trình chia sẻ đều được thiết kế và trình bày dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ giảng viên để đảm bảo phù hợp nhất với sinh viên.
" alt=""/>Để đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn, AI, Blockchain nhanh nhất